Bán Bảo Hiểm có ngại không?
Nhiều người hỏi tôi rằng vì sao tôi không ngại khi tư vấn bảo hiểm cho mọi người?
Nhiều người hỏi tôi rằng vì sao tôi không ngại khi tư vấn bảo hiểm cho mọi người?
ANH THANH NIÊN VÀ CÔ KHÁCH HÀNG KHÔNG ƯA BẢO HIỂM
Có anh thanh niên A đang tìm cách xin một cuộc hẹn bán bảo hiểm cho một vị khách hàng nữ tạm gọi là B.
Dưới đây là nội dung của buổi hẹn
A: Em đang tham gia hỗ trợ cho một
công ty bảo hiểm nhân thọ, bây giờ em muốn qua trao đổi một ít phút về chương
trình này.
B: Nếu em qua thăm chị thì 3 – 4 tiếng
cũng có, còn nếu bán BH thì 5 phút cũng ko
A: CHị B à, chị giúp em cũng rất
nhiều, không phải em qua bán BH, mà em đang làm cái khảo sát lí do tại sao người
ta lại ghét BH như vậy. Chỉ cho em 1,2,3,4 điểm lí do tại sao chị ghét để em điền
xong bản báo cáo em đi về
(chia sẽ quan điểm, nhân sinh với
khách hàng là điều họ thích, ghét)
B: Rồi, em cứ đem bản báo cáo
qua, chị sẽ cho em biết tại sao như vậy
A: là hôm rồi có nói chuyện qua
điện thoại đó, thì chị có thể cho em biết lí do chị căm ghét bảo hiểm như vậy, và tại sao chị căm thù những người
tư vấn bảo hiểm đến như vậy?
B: chị không có căm thù gì, chẳng
qua chị thấy chị có 200 tr thì chị mua được miếng đất đó. 10 năm, 15 năm sau chị
đâu có mua được miếng đất đó nữa mà bây giờ giao cho tụi em thì đồng tiền mất
giá quá
(nếu trả lời ngay, KH sẽ không bị
thuyết phục, vì họ đã xây bức tường đó, chỉ có họ mới phá được)
A: Ông xã chị có uống cf không?
B: Có, sáng ổng hay uống Cf
10k/ly
A: Ví dụ, sáng nay bà chủ bán
15K/ly. Ông xã lại hỏi tại sao lại tăng 5k/ly. Vì những nhà cung cấp CF họ tăng
giá, nên tôi tăng giá. Như vậy ông xã chị đã mua phải trả thêm 5k/ly cùng 1 ly
CF trong 1 ngày. Nhưng với cùng 15k đó chị gửi cho tổ chức thì khi đáo hạn lại
người ta trả lại cho chị cộng với lãi suất.
Cho dù đồng tiền mất giá hay không mất giá thì cho dù
tiêu sài tiền cho ly CF này hay gửi nó cho tổ chức thì sự ảnh hưởng của nó như
nhau hay khác nhau?
B: À như nhau.
A: Vì đồng tiền mất giá thì để ở
đâu cũng mất giá chứ không phải mất giá là lỗi của bảo hiểm. Em nói như vậy có thuyết phục
không?
B: ờ, nhưng chị thấy lãi suất
không cao như ngân hàng em ơi.
A: ngày mai chị đến ngân hàng ACB
gì đó, gặp giám đốc ngân hàng và nói là tôi muốn gửi ông 300 tr, nhưng tôi
không đưa ngay 300 tr mà sẽ đưa mỗi tháng cho ông 5 tr đến hết thời gian tôi
đưa đủ thì ông trả lại tôi 300 tr + với lãi. Tuy nhiên có một điều kiện, nếu
sau khi đóng đc 10 tr, tức là 2 tháng, tôi gặp vấn đề gì, ông có thể đưa tôi 300 tr liền
được không ? (Làm gì có ngân hàng nào đồng ý, chỉ có bảo hiểm mới có
hình thức đó, cho nên so sánh việc gửi ngân hàng là khập khiểng)
B: cười, .
A: có một số câu hỏi đơn giản em hỏi chị?
B: em muốn hỏi gì?
A: chị là trụ cột trong gia đình,
vậy chị có muốn bảo vệ chị không? Hay chị có đứa bé 3 tuổi chị muốn cho bé đi
du học không? Hay chị là GĐ chị muốn giữ nhân viên của chị không? Hay chị có muốn
hỗ trợ về tài chính không? 4
cái này cái nào là quan trọng với chị?
B: thật ra chị đang có kế hoạch
cho con du học. chị đang để dành 10 tr.thang đến khi đủ 18 tuổi thì có thể sang
singapore du học
A: Nếu tháng thứ 3,4 chị không cho nó 10 tr nữa thì có ai có
thể cho nó không?
B: không, chỉ có anh chị thôi đâu
có ai.
A: Vậy nếu em có một giải pháp
ngay cả khi anh chị không có cho nó tiền ngay cả khi gặp rủi ro trong cuộc sống
thì tương lại đi du học của bé vẫn được đảm bảo. Chị có quan tâm đến giải pháp
đó không? Hoàn toàn không thay đổi hình thức tiết kiệm của chị, chị cho nó 10
tr, thì em cũng cung cấp
giải pháp cho nó 10 tr/tháng nhưng có thể 1 cái khi anh chị gặp rủi ro thì vẫn
đảm bảo cho nó, chị có quan tâm không?
B: cái này cũng hay. Đâu nói rõ
hơn một tí.
A: Nói về Bảo hiểm sản phẩm Pru chủ động cuộc sống sẽ bảo vệ cho gia đình mình trước những rủi ro..Tổng số tiền bảo hiểm là...trường hợp rủi ro xảy ra thì anh chị được công ty hỗ trợ với số tiền là....(phần này được xem là kiến thức chiếm 5% thành công để tư vấn)
Rút lại: Anh chàng bán Bảo Hiểm dành hết 95% thời gian để tìm hiểu và đi sâu giải đáp, anh liên tục đặt câu hỏi, cho khách hàng tự trả lời. và chỉ khi khách hàng yêu cầu thì anh mới đi vào giải pháp.
Buổi bán hàng là vi diệu đúng không?
Kết thúc buổi bán hàng, anh chàng bán bảo hiểm ra về với tâm thế vui vẻ vì vừa chiến thắng một thương vụ, lại còn giúp cho bà chị có thêm một giải pháp bảo vệ và tích lũy. YÊU BẢO HIỂM HẾT SỨC VẬY HÀ.
Cả một đời người được ví như là một trận bóng.
Nửa hiệp trước là học hành, quyền lực, tiền tài, danh vọng, thành tích, tăng lương, tiến chức. Còn nửa hiệp sau là huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, ung thư, cô đơn, sầu não.
Nửa hiệp đầu là phấn đấu hết mình, nửa hiệp sau là chấp nhận, buông xuôi.
Cả một đời tranh đấu vì lợi ích bản thân, nỗ lực vì tương lai. Công sức, trí não bỏ ra để phấn đấu vì một tương lai xán lạn, no đủ, không thua kém bè bạn, để gia đình được ngẩng cao mặt với họ hàng, làng xóm. Nhưng từng ấy thời gian đốt cháy năng lượng vào công việc, quay cuồng trong tiền tài sự nghiệp cũng là từng ấy thời gian sức khỏe hao mòn, bị vắt kiệt như một chiếc giẻ lau bảng khô khốc, nhàu nhĩ, xơ xác.
Những ngày tháng sung sức nhất là những ngày tháng tuổi trẻ. Nhưng so với cả quãng dài cuộc đời thì quãng dài tuổi trẻ chỉ chiếm 1/4 thôi. Phải nói, tuổi trẻ ngắn thật, quay đi quay lại cũng chỉ bằng một cái chớp mắt.
Vậy nên, nhiều người cứ quan niệm còn trẻ còn khỏe, phải tranh thủ tận dụng cái tuổi trẻ ấy để làm việc mà quên rằng 3/4 quãng thời gian sau, mình lại cần nhiều sức khỏe hơn cả để làm những việc lớn hơn.
Không có bệnh cũng phải giữ gìn sức khỏe.
Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh. Bỏ ra 5 triệu đồng một lần đi khám bệnh tổng quát mỗi tháng còn hơn đi vay mượn một lúc 500 triệu để chữa ung thư giai đoạn cuối.
Không khát cũng phải uống nước, không mệt cũng phải nghỉ ngơi, bận mấy cũng phải rèn luyện. Đừng viện cớ phải làm vì đam mê, phải làm vì tương lai, phải làm vì "không tiền làm sao mai sống". Hãy đặt sức khỏe làm ưu tiên hàng đầu.
Một bộ quần áo giá 1 triệu, tờ phiếu nhỏ có thể chứng minh.
Một chiếc xe giá 1 tỷ, hóa đơn có thể chứng minh.
Một căn nhà giá 3 tỷ, hợp đồng mua bán có thể chứng minh.
Nhưng rốt cuộc, một con người trị giá bao nhiêu tiền? Chỉ có sức khỏe mới có thể chứng minh được.
Hãy nhớ, sức khỏe chính là bảo hiểm của bạn. Đừng mang máy tính ra tính rằng bạn đã tiêu bao nhiêu tiền cho sức khỏe. Trên đời này, bạn nhất định phải có một món tiền phải tiêu, hoặc là để chăm sóc sức khỏe trước, hoặc là để chữa trị bệnh tình về sau.
Lựa chọn món nào là quyền của bạn. Có sức khỏe gọi là tài sản, không có sức khỏe thì chỉ còn là di sản mà thôi.
Không coi trọng sức khỏe, dùng sức khỏe như dùng một con trâu để đi cày, rồi đến một ngày sẽ phải ngỡ ngàng vì không biết phải tìm sức khỏe ở đâu. Nên nhớ, một khi mất đi sức khỏe là mất tất cả. Sức khỏe mất đi, không giống như khi bát cơm hết lại đầy, cũng chẳng giống như cốc nước vơi lại tràn.
Người có sức khỏe thì có cả trăm ngàn ước mơ, người không có sức khỏe thì chỉ có một ước mơ duy nhất là sức khỏe. Có sức khỏe là có tất cả, sức khỏe quý hơn vàng. Thời hạn của cuộc đời tùy thuộc sức khỏe, còn sức khỏe thì do cách sống quyết định.
Chiếc giường đắt nhất trên thế giới chính là giường bệnh.
Đầu tư vào sức khỏe chính là một trong số những món đầu tư có lợi nhất. Bỏ tiền, bỏ thời gian để tập thể dục, ăn uống ba bữa một ngày đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đúng giấc, dậy đúng giờ; đồng thời, tránh xa những thói xấu hại sức khỏe.
Trên thế giới này có thể có người lái xe thay bạn, có thể có người kiếm tiền thay bạn, nhưng không có ai tình nguyện mắc bệnh thay bạn đâu. Đồ mất rồi đều có thể tìm thấy lại nhưng có một thứ mất đi là vĩnh viễn không còn tìm thấy, đó chính là sức khỏe.
Bạn đã từng vào bệnh viện ung bướu. Đến các nơi chạy thận nhân tạo. Ngồi ngoài hành lang với người nhà của những người phải xạ trị, hoá trị.
Bạn đã thấy những gương mặt mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng ở những nơi đó. Chắc bạn cũng đã nghe và cảm nhận, ngoài sức khoẻ và tính mạng của người thân, nỗi lo thường xuyên là chi phí!
Những khoản tiền điều trị nhiều quá. Đâu đó đã nghe người ta bàn bạc bán đất đai, nhà cửa để cứu người thân theo tinh thần “còn nước còn tát”. Thương quá!
Rồi sau đó, họ và người thân của họ sẽ ra sao khi tài sản đã tiêu tán?!
Tôi cũng từng chứng kiến những cái lắc đầu chối sự cứu giúp của y bác sĩ. Những giọt nước mắt và đôi mắt khổ đau, cam nhận đưa người nhà về chờ chết chứ không thể tiếp tục điều trị.
Họ không có tiền, bạn ạ!
Những lúc ấy, chớ nghĩ đến đi mượn, đi vay. Số tiền điều trị những căn bệnh hiểm nghèo quá lớn, chả ai giúp bạn đâu!!!
Tự cứu mình thôi, bạn ạ!
Bớt tiêu pha phung phí. Sống có kế hoạch. Dành ra một khoản tiền nhỏ chỉ trong khoảng 10-15% thu nhập hàng tháng mà thôi, gửi vào BẢO HIỂM NHÂN THỌ. Cách này dễ dàng hơn nhiều và chắc chắn bạn làm được.
“Lo xa để tránh phiền gần”. Hãy bắt đầu ngay, đừng để muộn màng bạn nhé!